Pages

Saturday 26 May 2012

Khi con ham chơi games


Con cái ham chơi games – là phụ huynh chúng ta nghĩ gì ?
(Tâm sự của người bố từng là “game thủ”)


Phần 1: Nhận thức về games.
Chào các bạn,

Nếu tra cụm từ “con cái mê games hơn học – phụ huynh xử lý ra sao” trên google chắc sẽ có rất nhiều “bài học, lời khuyên” mang tính lý thuyết. Tôi nghĩ sẽ có sức thuyết phục hơn nếu chia sẻ “kinh nghiệm thực tế” cho diễn đàn của chúng ta.

Bài này có lẽ phù hợp hơn với các phụ huynh có con trai chơi games (vì con gái thường có có đam mê khác), tuy nhiên, vẫn có cái chung là sự thay đổi và nhận thức về hobby của các thế hệ cũng đã thay đổi đáng kể qua các thế hệ.
Ta bắt đầu nhé!

Nhận thức về games

Bây giờ trẻ con chơi game cũng tương tự thế hệ bố mẹ chúng nó quên ăn, quên ngủ, quên/trốn học… để chơi bi, chơi khăng, đá cầu, đá bóng, ô ăn quan, chơi chuyền v.v. ở thời đại chưa có IT games. Có chăng có thể “biện minh” việc ham chơi thế hệ trước là “lành mạnh, là thể thao, vận động” còn games hôm nay là “bạo lực, không vận động, ngồi lỳ cả ngày v.v.”. Nếu trẻ ngày nay đi bơi, đá bóng, tóm lại là chơi những “games vận động” như cha mẹ chúng nó từng bị ông bà mắng trước đây thì chúng ta lại tự hào đi kể với bạn bè là con mình chịu khó rèn luyện thể chất, sức khỏe. Có lẽ chẳng ai khoe con mình chơi games trừ khi nó đoạt giải vô địch châu lục hay thế giới trò chơi Warcraft hay MU chẳng hạn.
Vậy đây liên quan đến nhận thức về games qua các thời đại.

Nếu đã xác định games hôm nay là điều không thể “tránh khỏi” với con trẻ nếu ko muốn bị các bạn “chọc quê” tại trường học, bị cô lập, có thể dẫn đến tự kỷ do “ko biết những điều mà cả lớp biết và làm” và có nhìn nhận games theo hướng khách quan hơn để có kiểm soát, chúng ta có thể thấy các yếu tố “tích cực” mà games có thể giúp các ông bố bà mẹ (quá bận rộn kiếm ăn) mang lại những bài học cho cuộc sống: giao tiếp, đối nhân xử thế, lừa lọc, không quân tử, nhanh tay nhanh mắt phản xạ v.v. và cả các bài học đầu tiên về tài chính, thương mại … thông qua các giao dịch trong games.

Tôi thuộc nhóm phụ huynh chấp nhận games: a/ là thực tế hiển nhiên trong quá trình phát triển của xã hội và CNTT, b/ chấp nhận nó và cố gắng hạn chế tiêu cực của nó và hướng đên các yếu tố tích cực (nếu có), c/ hoặc chí ít cũng coi nó GAMES – là trò chơi giải trí.

Nhìn lại mình để nghĩ đến việc con chơi games - đây cũng nguyên tắc mình định chia sẻ trong chuyên đề: Nói chuyên với con cái tuổi teen – dễ hay khó? Tức là luôn đặt ra câu hỏi và cố gắng nhớ lại “lúc bằng tuổi con bây giờ trước đây mình nghĩ gì và xử lý ra sao” để cố gắng hiểu con.

Khi đi học, tôi thuộc diện ham chơi nên trò nào cũng biết. Đi học ĐH ở Nga khi có điều kiện đã làm quen với công nghệ cao và với IT games thì có thể kể đến Nintendo từ những năm 80 thế kỷ trước, thâu đêm suốt sáng Bắn xe tăng, chơi Tetris (xếp gạch) hay Mario cứu công chúa. Học xong ĐH thì có giai đoạn ko chơi games , kể cả games trên PC, sau này chơi game khi rảnh rỗi và giải trí… cho đến khi con trai bắt đầu chơi games.

Cũng như bao bố mẹ, chính vợ chồng tôi là người “đưa đẩy” con mình đến với games từ khi con còn nhỏ qua việc mua các đĩa trò chơi để con “rèn luyện trí thông minh” trên PC (chắc bạn nào cũng đã từng làm vậy). Có hôm phải lừa mãi cậu nhóc 3-4 tuổi mới chịu ngồi chơi. Sau đó là các games trên PC, mua Playstation, Wii v.v. để cùng con chơi offline, hò hét ầm ĩ ai cũng vui.

Xin xem tiếp

TNH
04.2012

No comments:

Post a Comment